Việt Nam xuất khẩu gạo gần 1 tỉ USD
Việt Nam xuất khẩu gạo gần 1 tỉ USD
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tăng tốc với những đơn hàng xuất khẩu gạo đi nhiều thị trường lớn sau ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Sau khi được Thủ tướng cho xuất khẩu gạo lại bình thường từ ngày 1.5, nhiều doanh nghiệp đã xúc tiến các hợp đồng xuất khẩu và tìm đối tác.
Những tháng qua, Công ty Phước Thành 4 cố gắng mua lượng lúa Đông Xuân khá lớn để chế biến vì nhu cầu nhập khẩu gạo tăng. Trong khi, chất lượng gạo vụ này khá tốt, khách hàng ưa chuộng, nhiều đơn vị đang lên kế hoạch mua lúa Hè Thu đầu vụ.
"Công ty tôi hiện có khoảng 10.000 tấn gạo. Mới đây, chúng tôi cũng đã ký hợp đồng 3.000 tấn với các đối tác. Nhiều khách hàng tiềm năng cũng đang trông đợi vào mua gạo của Công ty", ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn sản xuất Thương mại Phước Thành 4 chia sẻ.
Hiện giá gạo trên thị trường thế giới cực kỳ sôi động, có thời điểm vọt tăng lên mức cao nhất 7 năm trở lại đây. Còn so với trong nước, giá gạo cũng đạt đỉnh trong 2 năm qua. Nhu cầu thu mua gạo dự trữ tăng cao nên các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu.
Giá xuất khẩu gạo trung bình tròng 4 tháng đạt 470,2 USD/tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng qua, Philippines tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 902.061 tấn, tương đương 401 triệu USD, tăng 10,8 về lượng và tăng 25,2% về kim ngạch. Theo ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Nhật, thành phố Cần Thơ, Công ty xuất khẩu nhiều hợp đồng đi châu Á, châu Âu, Mỹ...
Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 2,1 triệu tấn gạo, thu về 991 triệu USD, tăng xấp xỉ 10% kim ngạch và giá. Hiện nay, các doanh nghiệp tiếp tục ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu mới. Ngoài ra việc tăng mua gạo dự trữ trong nước cũng đang giúp thị trường lúa gạo sôi động hơn.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 2 của gạo Việt Nam. Cụ thể, sản lượng gạo xuất khẩu 4 tháng đạt 274.000 tấn, trị giá 158 triệu USD, tăng 131% về lượng, tăng 172% về kim ngạch. Tiếp theo là thị trường Malaysia đạt 220.172 tấn, tương đương 90,7 triệu USD, tăng 5,4% về lượng, tăng 10,8% về kim ngạch.
Nguồn: https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/viet-nam-xuat-khau-gao-gan-1-ti-usd-3335043/
Bài viết liên quan
Nhập gạo là bình thường!
Thông tin Việt Nam mới nhập khẩu một lô gạo từ Ấn Độ được hãng tin Reuters đưa mới đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, điều này là bình..
Rắc rối trên thị trường gạo thế giới khi việc vận chuyển từ Ấn Độ chậm trễ đúng lúc nhu cầu tăng mạn
Thị trường gạo thế giới đang chật vật vì việc vận chuyển gạo từ các cảng biển chính bị chậm trễ do thiếu container đúng vào thời điểm có xu hướng nhiều nước trên thế giới gia tăng tích trữ gạo - môt trong những loại lương..
Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ để làm gì?
Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ, điều này có vẻ như bất thường nhưng thực chất theo các doanh nghiệp, việc này là hoàn toàn bình thường, bởi gạo Ấn Độ nhập về chủ yếu là tấm và phục vụ công tác chế biến.
Gạo ST25 của Việt Nam một lần nữa được vinh danh với giải thưởng gạo ngon nhất thế giới
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo hữu cơ ST25 của Việt Nam đã nhận được giải thưởng vị trí thứ hai tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới 2020.
Gạo ST25 đoạt giải nhất “Gạo ngon Việt Nam” năm 2020
Ngày 3-11, cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần 2 năm 2020 do Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp Hiệp hội Lương Thực Việt Nam (VFA) tổ chức với 14 sản phẩm tham dự.
Giá lúa ở Trung Quốc tăng mạnh vì mất mùa
Giá lúa gạo ở Trung Quốc đang tăng mạnh, đi ngược với xu hướng giảm hàng năm vào thời điểm này do các vụ mùa thu hoạch kém năng suất ở các vựa lúa lớn thuộc tỉnh Giang Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc.
Gạo Việt Nam cần chiến lược dài hạn
Trong những năm gần đây, gạo Việt Nam không chỉ trở nên đắt giá hơn trước mà còn từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để có thị trường xuất khẩu ổn định, cần phải có chiến lược..